Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 818

  • Tổng 1.425.506

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý CỦA LUẬT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NĂM 2020

16:50, Thứ Năm, 30-9-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Ngày 13/10/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế cho Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh 33). Luật Thỏa thuận quốc tế gồm 7 chương, 52 điều, quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

 1. Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 đã làm rõ khái niệm “thỏa thuận quốc tế” để phân biệt với điều ước quốc tế và các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, tài chính, đầu tư với nước ngoài
+ Thỏa thuận quốc tế được định nghĩa theo Khoản 1 Điều 2 là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
+ Về phạm vi điều chỉnh tại Khoản 2 Điều 1 Luật Thỏa thuận quốc tế không điều chỉnh việc ký kết, thực hiện thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo pháp luật về quản lý nợ công; thỏa thuận về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài theo pháp luật về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thỏa thuận về viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật về viện trợ phi chính phủ nước ngoài; hợp đồng theo pháp luật về dân sự; hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
+ Về tên gọi thỏa thuận quốc tế theo Điều 6, thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.


2. Mở rộng chủ thể ký kết
+ Đối với chủ thể phía Việt Nam: Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế đã mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế chưa được quy định trong Pháp lệnh 33 đó là: Tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
+ Đối với chủ thế phía nước ngoài: Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế đã mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế chưa được quy định trong Pháp lệnh 33 đó là: cá nhân nước ngoài.


3. Luật cũng đã quy định trình tự, thủ tục rút gọn để áp dụng trong trường hợp cần xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh: Chi tiết tại Chương IV.


4. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức: Chi tiết tại Nghị định 64/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ.


Tải hoặc xem văn bản chi tiết về Luật Thỏa thuận quốc tế tại đây
Tải hoặc xem văn bản chi tiết về Nghị định 64/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ tại đây

THU HÀ

Các tin khác