Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 27723

  • Tổng 1.507.802

Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở biển Đông

20:53, Thứ Ba, 28-9-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Căm-pu-chia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

 

                             Biển Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, nước Việt Nam


Nội dung cơ bản của Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
a) Các Bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc chung sống hòa bình và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi khác của pháp luật quốc tế, coi đây là các quy phạm cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.
b) Các Bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế, trong đó Công ước Luật Biển năm 1982.
c) Các Bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không ở biển Đông phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.
d) Các Bên cam kết kiềm chế các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, trong đó kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở.
e) Trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, các Bên cam kết tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin như:
- Tiến hành đối thoại quốc phòng;
- Đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển;
- Thông báo, trên cơ sở tự nguyện cho các bên liên quan về các cuộc diễn tập quân sự;
- Trao đổi thông tin liên quan trên cơ sở tự nguyện.
f) Trong khi tìm kiếm giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề tranh chấp ở biển Đông, các Bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoat động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như:
- Bảo vệ môi trường biển;
- Nghiên cứu khoa học biển;
- An toàn và an ninh hàng hải;
- Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
- Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cướp biển, cướp có vũ trang trên biển và buôn lậu vũ khí.
Các Bên sẽ thỏa thuận phương thức, địa điểm và phạm vi của các hoạt động hợp tác này.
g) Các Bên khẳng định việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông sẽ thúc đẩy hơn nữa vì hòa bình, ổn định trong khu vực và đồng ý sẽ cùng nhau làm việc để đạt mục tiêu này.
Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin tưởng lẫn nhau ở Biển Đông. Tuy nhiên, sau gần 20 năm ký kết, DOC vẫn có một số hạn chế bởi không có sự ràng buộc pháp lý giữa các nước.
Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là cần phải tích cực triển khai cụ thể các thỏa thuận của DOC trên tinh thần đa phương, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để có một công cụ mang tính ràng buộc và hiệu quả hơn.

Thanh Nhàn

 

Các tin khác