Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 2008

  • Tổng 1.529.322

Các giai đoạn xác lập đường biên giới quốc gia

16:49, Thứ Ba, 25-6-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Quá trình xác lập đường biên giới quốc gia được thực hiện theo 4 giai đoạn sau:


1. Giai đoạn xác định nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa các quốc gia hữu quan:
Các quốc gia có chung biên giới thường tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới. Việc đàm phán có thể được tiến hành theo nhiều cách, thông dụng có 03 (ba) cách cơ bản và thường được áp dụng là đàm phán trực tiếp, trung gian, hòa giải hoặc sử dụng một cơ quan tài phán quốc tế bao gồm tòa án quốc tế hay trọng tài quốc tế. Trong đó cách đàm phán trực tiếp thường được các nước hữu quan áp dụng nhiều nhất.
Trong giai đoạn này, hai (hoặc nhiều) Nhà nước thống nhất những nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề biên giới giữa họ với nhau. Lãnh đạo cao cấp của các nước hữu quan thường ra một tuyên bố chung; hoặc một bên ra tuyên bố, sau đó bên kia tuyên bố chấp nhận; hoặc ký một biên bản cấp cao. Kết quả của giai đoạn này tạo tiền đề cho công tác hoạch định quốc gia.

 


Ban Chỉ đạo cắm mốc hai tỉnh Quảng Bình - KhămMuộn kiểm tra cột mốc trên thực địa


2. Giai đoạn hoạch định biên giới quốc gia:
Hoạch định biên giới là việc mô tả hướng đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua bằng lời văn và thể hiện hướng đi đó trên bản đồ địa hình khu vực biên giới.
Việc mô tả này thường được ghi nhận bằng một điều ước quốc tế như hiệp ước, hiệp định hay ghi nhận trong phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Các văn bản pháp luật nêu trên cần phải dự tính đến các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn phân giới, cắm mốc trên thực địa. Những sai sót trong văn bản pháp lý mô tả đường biên giới sẽ là tiềm ẩn những tranh chấp trong giai đoạn phân giới, cắm mốc trên thực địa sau này.
Để thực hiện nội dung nêu trên, hai quốc gia có chung biên giới tiến hành đàm phán để hoạch định biên giới. Công việc này thường do một cơ quan liên hợp do các quốc gia hữu quan thống nhất thiết lập và thường được gọi là “Ủy ban liên hợp Hoạch định biên giới” hoặc “Ủy ban liên hợp về biên giới” giữa các quốc gia hữu quan.
Tóm lại, hoạch định biên giới quốc gia là một quá trình pháp lý có ý nghĩa tiên quyết, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện việc phân giới và cắm mốc quốc giới trên thực địa.


3. Giai đoạn phân giới và cắm mốc trên thực địa:
Phân giới, cắm mốc trên thực địa là quá trình chuyển đường biên giới được hoạch định trong các văn kiện pháp lý hoạch định đường biên giới ra thực địa. Đây là công tác liên quan đến cả lĩnh vực pháp lý và kỹ thuật nhằm chuyển một cách chính xác nhất đường biên giới được hoạch định ra thực địa, sao cho đường biên giới được đánh giá phân giới cắm mốc rõ ràng, dễ nhận biết làm, làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quản lý biên giới. Quá trình này được tiến hành song phương thông qua một Ủy ban liên hợp về phân giới và cắm mốc do các nước hữu quan thỏa thuận lập ra với số lượng và thành phần tương đương.
Kết quả của quá trình phân giới, cắm mốc trên thực địa sẽ được ghi nhận bằng hồ sơ phân giới cắm mốc hoặc biên bản phân giới, cắm mốc trên thực địa sẽ được ghi nhận bằng hồ sơ phân giới cắm mốc hoặc biên bản phân giới, cắm mốc và kết thúc quá trình này thường là một văn kiện pháp lý quốc tế giữa các quốc gia liên quan để ghi nhận thành quả phân giới, cắm mốc trên thực địa.


4. Giai đoạn quản lý, duy trì đường biên giới và bảo vệ mốc quốc giới:
Sau quá trình phân giới và cắm mốc quốc giới, các quốc gia hữu quan thường trao đổi, đàm phán, ký kết các thỏa thuận nhằm đặt ra các quy định để điều chỉnh công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới và các hoạt động liên quan đến đường biên giới, xử lý các sự kiện biên giới. Các quy định này thường được cụ thể hóa và chi tiết hóa trong một điều ước quốc tế song phương.
Bên cạnh việc ký kết các điều ước quốc tế song phương nhằm xác lập Quy chế quản lý biên giới với các nước láng giềng, các nước thường ban hành luật, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành địa phương liên quan trong công tác quản lý biên giới, thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận về biên giới với các nước láng giềng.

Thanh Nhàn

  

Các tin khác