Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 16

  • Hôm nay 4284

  • Tổng 1.535.373

Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia

13:42, Thứ Sáu, 21-6-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+
1. Nội dung Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia

 

Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý Nhà nước là tác động có tổ chức, có hệ thống, bằng pháp luật nhằm điều chỉnh có hiệu lực và hiệu quả các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người theo ý chí của Nhà nước.


Quản lý Nhà nước đối với biên giới, lãnh thổ, các vùng biển là sự tác động có tổ chức, có hệ thống, bằng quyền lực của Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh có hiệu lực và hiệu quả các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế -xã hội và trật tự pháp luật nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên giới trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, các vùng biển, bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên các tuyến biên giới, lãnh thổ và các vùng biển.


Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia và các vùng biển; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.


Quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia có những nội dung sau:


- Xây dựng và chỉ đạo chiến lược, chính sách về biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, lãnh thổ quốc gia, chính sách và chế độ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;


- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực biên giới và chức năng quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Hợp tác quốc tế trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.

 



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Việt Nam) và Thủ tướng Thongsing Thammavong (Lào)
tại Lễ khánh thành cột mốc đại số 460.

 

2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia


Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia là hoạt động quản lý Nhà nước mang tính chất đặc thù, nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:


Đảm bảo sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia phù hợp với luật pháp quốc gia, luật pháp và thực tiễn quốc tế. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia.


Mục tiêu tổng quát, cơ bản của bảo vệ biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế là bảo vệ vững chắc toàn vẹn và chủ quyền lãnh thổ, vùng biển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới.


Mục tiêu cụ thể là chủ động phòng ngừa, nắm chắc tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác mọi âm mưu và hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới, quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của người và hàng hóa, phương tiện qua biên giới, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển bền vững với các nước láng giềng, phục vụ đắc lực cho chủ trương đường lối hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu, rộng của Đảng và Nhà nước ta; bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc hai bên biên giới, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước.


3. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia


Pháp luật và thực tiễn quốc tế cho thấy việc xác lập biên giới quốc gia (hay còn gọi là biên giới quốc tế) là công việc của hai quốc gia độc lập có chủ quyền, thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện pháp lý quốc tế về biên giới.


Do đó, ngoài Hiến pháp, pháp luật liên quan đến biên giới quốc gia, căn cứ pháp lý song phương về biên giới với các nước láng giềng như Hiệp ước hoạch định, Hiệp ước hay Nghị định thư phân giới cắm mốc và các Hiệp định liên quan đến việc quản lý và duy trì đường biên giới đã được xác lập cũng là căn cứ pháp lý để quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

Thanh Nhàn

 

Các tin khác