Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 299

  • Tổng 1.566.151

Tăng trưởng xanh và khả năng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

Post date: 11/07/2019

Font size : A- A A+

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia láng giềng châu Á cách nhau một vùng biển lớn, có nền văn hóa truyền thống với nhiều nét tương đồng như cùng thuộc nền văn minh lúa nước, tín ngưỡng đa thần thờ phụng tổ tiên, đạo Phật được truyền bá rộng rãi... Người dân hai nước đều cần cù chịu khó, tự lực tự cường, luôn có nghị lực vươn lên và sức sáng tạo, đã làm nên nhiều thành tựu lớn. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ rất sớm, người dân Việt Nam đã coi người dân Nhật Bản như những người anh em “đồng văn, đồng chủng, đồng châu”.


Quan hệ giữa hai dân tộc khởi nguồn từ các mối liên hệ lịch sử, văn hóa, thương mại vào thế kỷ thứ VIII với âm nhạc Lâm Ấp của nhà sư Phật Triết mang tới cố đô Na-ra, hay quan hệ giao thương vào thế kỷ thứ XVI khi các Châu Ấn thuyền Nhật Bản đến Hội An, góp phần tạo dựng nên những trung tâm buôn bán sầm uất đầu tiên ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc cổ kính do các thương nhân Nhật Bản xây dựng ở Hội An, những di tích ở Phố Hiến, phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX do nhà yêu nước Phan Bội Châu phát động học tập công cuộc Duy Tân của Nhà Vua Minh Trị… là những biểu tượng tốt đẹp về sự gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam, Nhật Bản. Sự tương đồng về văn hóa và những liên hệ lịch sử là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc, là nền tảng vững bền cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước.


1.Tăng trưởng xanh- con đường tăng trưởng kinh tế bền vững
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), kinh tế xanh là nền kinh tế nhằm nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nhận thấy vai trò quan trọng của tăng trưởng xanh trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đã đưa tăng trưởng xanh là một nội dung của Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam hiện đang xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ xanh. Đồng thời, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy phát triển một cách bền vững. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Để đạt được mục tiêu như trên, các hoạt động tăng trưởng xanh trong thời gian sắp tới sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chiến lược là:
- Xanh hóa sản xuất;
- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo;
- Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Đây là những nội dung quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam. Do đó, việc xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên chất lượng là sự lựa chọn của hiện tại và trong thời gian tới. Để thực hiện được điều đó không chỉ cần thiết phải sáng tạo và đổi mới mội tại ở Việt Nam mà cần có sự hợp tác quốc tế cần tiếp tục được trao đổi và hợp tác với bên ngoài trong đó có Nhật Bản.

 

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo chứng kiến lễ trao hợp đồng vay vốn tài trợ
các dự án năng lượng tái tạo giữa Vietcombank và JBIC sáng 1-7 - Ảnh: TTXVN

 

2.Các hướng hợp tác với Nhật Bản về phát triển bền vững
Việt Nam - Nhật Bản có mối quan hệ lịch sử lâu dài và có nét tương đồng về văn hóa, xã hội và môi trường. Không chỉ Việt Nam và Nhật Bản cũng đang hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế Nhật Bản. Chính vì vậy, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là cơ hội để hai nước mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Theo đó, các khả năng hợp tác có thể triển khai trên một số nội dung sau:
Thứ nhất. Phối hợp xây dựng nền tảng cho tới sự phát triển kinh tế bền vững, theo đó, hai bên thực hiện chính sách hợp tác đa phương, song phương nhằm đạt được các mục đích trên. Cụ thể: tạo môi trường xã hội tốt để tăng khả năng cạnh tranh, hình thành các nguồn vốn xã hội, đảm bảo an toàn xã hội, đổi mới và sáng tạo liên tục.
Thứ hai. Nhật Bản hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, phát triển các nguồn nhân lực, năng lượng sạch…nhằm thực hiện định hướng kinh tế xanh và bền vững.
Thứ ba. Phối hợp ngăn ngừa các tác động xấu của biến đổi khí hậu, nguồn nước và môi trường.
Thứ tư. Tăng cường hợp tác có hiệu quả hơn giữa các cơ quan nghiên cứu, các trường và các nhà khoa học Việt Nam - Nhật Bản trong nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn về phát triển bền vững.

Thanh Nhàn

More