Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 19

  • Hôm nay 1635

  • Tổng 1.568.697

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ

Post date: 19/05/2020

Font size : A- A A+

Điều 2, Khoản 3 Hiến chương Liên Hợp Quốc và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý. Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc cũng quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý. Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc cũng quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán ngoại giao giữa các bên liên quan hoặc thông qua trung gian hòa giải, tòa án pháp lý, tòa án trọng tài..

 

Mốc quốc giới số 517 giữa hai nước Việt Nam – Lào

 

Trong trường hợp giữa Việt Nam và Lào, việc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:


- Về mặt pháp lý:


Chỉ có cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mới có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia. Các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ quốc gia phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trong đó có việc thông qua thương lượng hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là thông qua thương lượng giữa chính quyền địa phương, Cơ quan Biên giới Trung ương của hai nước, trường hợp không giải quyết được bất đồng, Cơ quan biên giới Trung ương của hai nước, trường hợp không giải quyết được bất đồng, Cơ quan biên giới Trung ương của hai nước phải báo cáo Chính phủ hai nước để xem xét giải quyết (Điều 55 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký ngày 16/3/2016).


- Về mặt thực tiễn:


Khi xảy ra những tranh chấp ở biên giới, tùy theo mức độ, chính quyền địa phương các bên hữu quan cần kịp thời gặp gỡ, trao đổi, giải quyết trên tinh thần hữ nghị và phú hợp với các Hiệp định, Thỏa thuận về biên giới giữa hai nước. phù hợp vơi luật pháp và thực tiễn quốc tế. Trong mọi trường hợp khi xảy ra các sự kiện biên giới, các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ thì chính quyền địa phương các tỉnh biên giới liên quan của mỗi bên căn cứ vào nguyên tắc nêu trên, chủ động trao đổi, đàm phán phải đồng thời báo cáo lên Cơ quan biên giới Trung ương hai nước; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì phải báo cáo ngay lên Cơ quan biên giới Trung ương để báo cáo Chính phủ của nước mình xem xét giải quyết, đồng thời tỏng khi chờ đợi, các bên phải cố gắng kiềm chế, giữ quan hệ bình thường, không làm cho tình hình phức tạp thêm.

Thanh Nhàn

More