Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 829

  • Tổng 1.570.401

Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Post date: 03/07/2019

Font size : A- A A+

Sự hình thành và phát triển nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc “cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, và là hệ quả tất yếu của nguyên tác trên.

 

Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể Luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau, không thống nhất được về quyền và lợi ích xung đột, mâu thuẫn.


Trong hệ thống các Công ước The Hague năm 1899 và năm 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột quốc tế, là Công ước đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, Công ước này mới chỉ đưa ra lời kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ lực.

 

 

 

Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đưa ra quyền của các quốc gia dùng chiến tranh như là phương tiện giải quyết tranh chấp, lần đầu tiên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình như giải quyết ở tòa án hoặc đưa ra Hội đồng của Hội quốc liên. Quy định này không mang tính chất là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của mọi quốc gia và việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình chỉ được coi là khả năng có thể xảy ra khi có tranh chấp mà thôi.


Liên hiệp quốc cùng với bản Hiến chương Liên hợp quốc lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận
“Thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”.


Thế nào là “tranh chấp quốc tế”? Luật quốc tế chưa có một định nghĩa chính xác về tranh chấp quốc tế được thừa nhận rộng rãi, nhưng đa số các tác giả đều cho rằng tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể Luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế.


Nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ
“mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.

 

 

 

Các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Như vậy, “giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế” là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia - thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở Luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.


Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp “giải quyết hòa bình” mà các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, Hội đồng Bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.


Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, ASEAN, Liên Hợp quốc…

Thanh Nhàn

More