Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 112

  • Tổng 1.479.978

HỘI THẢO TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030

10:37, Thứ Tư, 22-12-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Chiều ngày 20/12/2021, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức Hội thảo “Triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030: Chủ động thích ứng, góp phần lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự và phát biểu khai mạc. Tại điểm cầu Quảng Bình tham dự Hội thảo có đại diện Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công Thương.

 

Phát biểu tại Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh việc việc tổ chức Hội thảo là nhằm quán triệt chủ trương, đường lối về lĩnh vực ngoại giao văn hóa của Đảng và Nhà nước, đồng thời phổ biến nội dung của Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

 

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo


Ngoại giao văn hóa là tổng hòa của ngoại giao và văn hóa, là việc sử dụng các công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm phục vụ các mục tiêu về an ninh, phát triển, nâng cao vị thế quốc gia và dùng các biện pháp ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp văn hóa dân tộc của con người Việt Nam. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đầu tiên của đất nước, được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2011, nước ta đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào như: góp phần tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của người Việt Nam, đặc biệt thông qua hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh; quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thông qua nhiều hoạt động, sự kiện, lễ hội ở trong và ngoài nước; nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam thông qua vận động danh hiệu quốc tế. Theo đó, đến nay nước ta đã có 47 di sản/danh hiệu quốc tế được UNESCO ghi danh, đứng đầu các nước Đông Nam Á về số danh hiệu, 63 địa phương cũng đều sở hữu hoặc đồng sở hữu ít nhất 1 danh hiệu. Các danh hiệu quốc tế này góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và tạo nguồn lực mới để phát triển bền vững ở các địa phương.


Vì vậy, để tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của công tác Ngoại giao văn hóa, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 về phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Chiến lược có 03 điểm mới nổi bật, cụ thể: làm rõ được nội hàm của ngoại giao văn hóa, xác định nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa là phục vụ 02 mục tiêu: đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa; xác định chủ thể hướng tới và đối tác triển khai là các địa phương, người dân, doanh nghiệp; cập nhật và cụ thể hóa 05 nhiệm vụ trọng tâm là: Thúc đẩy quan hệ, Hội nhập văn hóa, Quảng bá đất nước, Vận động danh hiệu, Tiếp thu tinh hoa nhân loại.

 

Các đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình


Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo dẫn đề của đại diện Vụ Ngoại giao văn hóa - UNESCO; 09 tham luận đến từ các cơ quan, bộ, ngành, địa phương liên quan và các trao đổi, thảo luận đề ra các biện pháp hiệu quả trong triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa trong thời gian tới của nước ta nói chung và các địa phương nói riêng, trong đó, đều khẳng định ngoại giao văn hóa phải giới thiệu được các sản phẩm văn hóa của Việt Nam ra thế giới và được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Thu Hà

Các tin khác