Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 5919

  • Tổng 1.479.434

Quảng Bình - Khăm Muộn: hai tỉnh láng giềng gần gũi

11:26, Thứ Sáu, 28-8-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và uống chung dòng nước Mê Công, Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng có mối tình đoàn kết, hữu nghị lâu đời gắn bó keo sơn. Mối tình ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh khắc họa qua những vần thơ nhiều cảm xúc:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt -Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”


Về mặt tự nhiên, địa bàn hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn nằm trong vùng kiến tạo Bắc Trường Sơn, là nơi hội tụ các đặc điểm địa hình chứa đựng yếu tố đa dạng địa hình và sinh học Bắc -Nam. Hai mái Đông Tây Trường Sơn đều là điểm tựa cho sự phát triển địa hình theo hai hướng Đông và Tây.


Quảng Bình và Khăm Muộn đều nằm ở miền Trung, nơi có vị trí hẹp nhất Việt Nam - Lào. Bề ngang của Quảng Bình khoảng 50km, bề ngang của Khăm Muộn cũng hơn 50km, tuy cách nhau dãy núi Trường Sơn nhưng do có những đoạn có đồi núi thấp, đèo dốc không cao nên việc đi lại của nhân dân hai tỉnh khá dễ dàng, gần gũi.

 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình thăm các em học sinh tỉnh Khăm Muộn


Cả hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, trong đó tài nguyên rừng được xếp vào loại phong phú bậc nhất ở hai nước Việt Nam và Lào. Đây cũng là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, giữa hai tỉnh có hệ thống địa hình cácxtơ (karst) rộnglớn, bao phủ cả khu vực hai bên sườn núi Đông Tây Trường Sơn. Đó là khối núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng của Quảng Bình và Hin Nậm Nô của Khăm Muộn, trong đó chứa đựng nhiều giá trị địa chất, địa mạo, giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa toàn cầu.


Cùng với sự tương đồng về đặc điểm tự nhiên, giữa nhân dân Quảng Bình và Khăm Muộn còn có sự tương đồng về mặt văn hóa - xã hội. Bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng mỗi tộc người, cư dân hai tỉnh cũng có những truyền thống và tập quán văn hóa tương đồng như: đề cao tính cộng đồng, cởi mở gần gũi, thật thà, hiếu khách trong sinh hoạt, giàu lòng nhân ái, bao dung.


Nhiều lễ nghi và tập quán truyền thống của các tộc người sinh sống trên địa bàn hai tỉnh như: tập quán sản xuất, sinh hoạt, ma chay, cưới xin, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo....đều khá gần gũi tương đồng.


Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh của người Việt và người Lào. Người Việt và người Lào đều quý trọng tình nghĩa láng giềng. Với người Quảng Bình, quan niệm láng giềng là quan hệ gần gũi “Tối lửa, tắt đèn có nhau” vì vậy từ xa xưa người Quảng Bình đã có quan hệ tốt đẹp với người Khăm Muộn.


Cũng từ sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa như vậy nên trong suốt tiến trình lịch sử, cộng đồng cư dân Quảng Bình - Khăm Muộn luôn có sự tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội dựa trên hai lĩnh vực kinh tế chính là nông nghiệp, lâm nghiệp.


Trong quá khứ, cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn Quảng Bình, Khăm Muộn đa phần đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng để sinh tồn và phát triển. Dần dần cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên, đại đa số cư dân đã chuyển dần sang kinh tế nông nghiệp. Trong quá trình đó, nhân dân hai tỉnh đều chia sẽ kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất. Kỹ thuật canh tác, giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa, sản phẩm và những dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế -xã hội. Nhân dân hai tỉnh đã tìm được những mô hình gần gũi trong phát triểnnông, lâm nghiệp và sẵn sàng hỗ trợ nhau trước những khó khăn của mỗi bên để cùng phát triển.


Sự tương đồng về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa là những nhân tố hình thành nên mối quan hệ láng giềng gần gũi giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn.

Thanh Nhàn

 

Các tin khác