Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 10243

  • Tổng 1.490.166

Bảo vệ và hỗ trợ ngư dân hoạt động trong vùng biển Việt Nam

17:4, Thứ Ba, 19-5-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Bên cạnh việc kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh quốc gia trên biển, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và hoạt động sản xuất bình thường của ngư dân ta trong các vùng biển Việt Nam. Chính phủ đã chỉ đạo các ngành hữu quan của ta triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, vừa để hỗ trợ ngư dân ta, vừa để bảo vệ hoạt động của ngư dân ta trong vùng biển Việt Nam. Khi có vấn đề phức tạp nảy sinh trên biển, ta đã kiên quyết đấu tranh với các bên liên quan để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân ta.

Tình trạng ngư dân ta vi phạm vùng biển của các nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia, Thái Lan, Phi-lip-pin, Úc…) khai thác hải sản trái phép và bị bắt giữ, xử phạt nặng còn phổ biến. Đối với trường hợp tàu cá và ngư dân ta bị bắt giữ hoặc bị ngược đãi, Bộ Ngoại giao kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ ngư dân phù hợp, tiến hành giao thiệp ngoại giao, trao công hàm, cử ngay cán bộ ngoại giao đến gặp ngư dân nắm tình hình, đề nghị các bên đối xử nhân đạo đối với ngư dân ta. Năm 2019 là năm ghi nhận số lượng vụ việc bảo hộ công dân tiếp tục tăng, trong đó 13.643 công dân, 1.760 ngư dân/206 tàu cá được bảo hộ, 961 ngư dân được giải quyết thủ tục, hỗ trợ về nước sau khi bị phía nước ngoài trục xuất; 36 tàu/408 ngư dân gặp nạn trên biển được hỗ trợ tránh trú bão hoặc được cứu nạn trên biển. Ngoài ra, Tổng đài bảo hộ công dân đã tiếp nhận, giải đáp 5.400 cuộc gọi đến (tăng khoảng 31% so với 2018) và có 687.956 tin nhắn roaming quốc tế cung cấp đường dây nóng bảo hộ công dân cho công dân khi xuất cảnh ra nước ngoài.

 

Đối với những trường hợp bị nước ngoài bắt giữ, xua đuổi, đập phá và tịch thu tài sản ngư dân ta bất hợp pháp, ta kiên quyết phản đối và đấu tranh dưới nhiều hình thức, ở nhiều cấp khác nhau, yêu cầu thả vô điều kiện tàu cá, ngư dân và chấm dứt các hành động tương tự. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, lực lượng chức năng của ta tổ chức tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ hoạt động nghề cá của ngư dân ta trên thực địa, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Chính phủ cũng chú trọng chính sách khuyến khích, hỗ trợ bà con ngư dân bám biển, đánh bắt hải sản xa bờ, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quản lý trên biển của các ngành chức năng để bảo vệ hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ta trong vùng biển Việt Nam, kịp thời hỗ trợ ngư dân ta khi cần thiết, đồng thời, thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ đối với bà con ngư dân ta khi bị tai nạn trên biển và chỉ đạo Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy đàm phán với các nước liên quan về hợp tác song phương trong lĩnh vực nghề cá, cũng như xây dựng cơ chế xử lý vấn đề ngư dân bị nước ngoài bắt giữ. Lực lượng kiểm ngư của chúng ta với nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển đã đồng hành cùng ngư dân vươn khơi xa bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thanh Nhàn

Các tin khác