Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 2060

  • Tổng 1.475.531

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

13:52, Thứ Hai, 11-5-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+
  

Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện nhất quán trong các văn bản pháp quy về biển đã được ban hành, Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như trong các phát biểu, tuyên bố chính thức khác của Việt Nam.


Ta đã đấu tranh kiên quyết, phù hợp trên thực địa và trên mặt trận ngoại giao trước các vi phạm của các nước đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam; chủ động nêu vấn đề biển Đông trong các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp với nhiều nước, tại các diễn đàn đa phương như Hội nghị các cấp ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực ARF, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và các Hội nghị quốc tế khác, chủ động xây dựng và lưu hành tại Liên hợp quốc các tài liệu khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bác bỏ và phản đối các hành động sai trái xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các hoạt động ngoại giao kênh học giả được triển khai đa dạng, đồng bộ; các cuộc hội thảo đã thu hút hàng trăm học giả hàng đầu thế giới nghiên cứu về biển Đông từ các nước.


Ngay khi các vụ việc phức tạp nảy sinh trên biển, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ta đã kịp thời triển khai các biện pháp đấu tranh kiên quyết với các bên liên quan để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia Việt Nam ở biển Đông.

 


Trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép Dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam (từ 01/5 -15/7/2014), chúng ta đã có hàng loạt các biện pháp đấu tranh kiên quyết trên các mặt chính trị, ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền đối nội, đối ngoại và trên thực địa. Ta đã tiến hành hơn 40 cuộc giao thiệp ngoại giao và trao đổi với Trung Quốc ở các cấp, các ngành khác nhau, 3 lần trao Công hàm phản đối Trung Quốc, đồng thời lưu chiểu các Công hàm này tại Liên hợp quốc, 2 lần lưu hành tài liệu tại Liên hợp quốc Tài liệu lập trường của Việt Nam về việc: Trung Quốc hạ đặt trái phép Dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.


Gần đây, ngày 18/4/2020, mạng truyền hình toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) loan tin chính phủ Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập hai huyện đảo là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực Biển Đông. Đây là hai quần đảo Trung Quốc vẫn còn đang tranh chấp về chủ quyền với các nước khác trong khu vực bao gồm Việt Nam. Trung Quốc cũng đồng thời đòi các quần đảo này phải có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, trái với luật quốc tế. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối vụ việc này và đã liên tục gửi 3 công hàm đến Liên Hiệp Quốc để phản đối những đòi hỏi về chủ quyền này của Trung Quốc.


Đối với việc Trung Quốc công khai, ráo riết triển khai các hoạt động lấn biển quy mô lớn, xây dựng và vận hành các công trình, tiến hành quân sự hóa các vị trí chiếm đóng tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lập trường của ta là kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dưt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng và quân sự hóa tại các quần đảo này. Lập trường này đã được Lãnh đạo đảng và Nhà nước, Chính phủ khẳng định trước công luận trong và ngoài nước. Ta đã triển khai các hoạt động đấu tranh ngoại giao ở nhiều cấp, kể cả cấp cao nhất, dưới nhiều hình thức và tại nhiều diễn đàn (trong hội đàm, đàm phán với Trung Quốc hay tại các diễn đàn đa phương đặc biệt tại Liên hợp quốc).

 

Các tin khác