Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 28774

  • Tổng 1.508.861

Dự Lễ hội Chùa đá Vắt-phu năm 2020 của tỉnh Chăm-pa-sắc, CHDCND Lào

15:18, Thứ Ba, 11-2-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Nhận lời mời của Ủy ban chính quyền tỉnh Chăm-pa-sắc, nước CHCDND Lào, Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình do đồng chí Hồ An Phong, TUV, Giám đốc Sở Du lịch làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là các đồng chí lãnh đạo các sở Văn hóa - Thể thao, Ngoại vụ đã tham dự Lễ hội Chùa đá Vắt phu năm 2020 - Di sản văn hóa thế giới tại tỉnh Chăm-pa-sắc, nước CHDCND Lào.

 

Tham dự Lễ hội còn có các đoàn đại biểu đến từ các tỉnh của Vương quốc Cam-pu-chia, Vương quốc Thái Lan, CHDCND Lào, CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, có sự tham dự của các cơ quan đại diện ngoại giao các nước, trong đó có Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Chăm-pa-sắc cùng các đồng chí lãnh đạo và nhân dân các bộ tộc Lào tỉnh Chăm-pa-sắc.


Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình đã đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Chăm-pa-sắc, Đoàn được đồng chí Phó Bí thư, Phó Tỉnh trưởng tiếp, Đoàn đã báo cáo, trao đổi các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình năm 2019 và các định hướng lớn về phát triển du lịch trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra, Đoàn đã tham dự Lễ khai mạc Lễ hội và tham gia một số hoạt động Lễ hội với lãnh đạo và nhân dân các bộ tộc Lào tỉnh Chăm-pa-sắc.

 

Đoàn chào xã giao lãnh đạo tỉnh Chăm-pa-sắc

Đoàn dự Lễ khai mạc lễ hội


Theo giới thiệu của Ban tổ chức Lễ hội, Chùa đá Vắt-phu được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2001. Theo các nhà nghiên cứu, đây là ngôi chùa cổ xưa nhất, từng là trung tâm của đạo Hindu thờ thần Siva, đến thế kỷ XIII trở thành trung tâm Phật giáo của vùng Nam Lào. Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng những khối đá và cả bốn mặt đều được chạm khắc tinh xảo.

 

 

Mặt trước chùa có ba cửa, cửa chính lớn hơn ở giữa, hai cửa phụ hai bên được trang trí bằng những tượng đá và những mảng phù điêu với hoa văn tinh tế khắc chạm tượng thần Shiva, vũ nữ Apsara, và những linh vật của đạo Hindu. Ở chính điện có bức tượng Phật Thích Ca bằng đá lớn với các hương án hàng ngày nghi ngút khói hương của du khách thập phương và người dân đi lễ Phật, tham quan…


Sau chùa, trên vách núi đá dựng đứng, hình chạm khắc các con vật voi, ngựa, cá sấu... như một sự gắn kết, gần gũi của các vị thần linh với đời sống của người dân nơi đây. Đặc biệt, đã hàng nghìn năm nay, trong vách núi sau ngôi chùa, một khe nước trong lòng núi chảy ra mát lạnh. Theo hướng dẫn, dòng nước này là nguồn nước sinh hoạt dùng cho các giáo sĩ, các nhà tu hành trông coi Vắt-phu. Nguồn nước linh thiêng giúp cho các phật tử, du khách phương xa gột rửa bụi trần để tìm thấy sự thanh thản, an lành giữa chốn thiên nhiên u tịch nơi cửa Phật.


Tồn tại hơn nghìn năm lịch sử, những gì còn lại cho thấy Vắt-phu là một quần thể kiến trúc tôn giáo quan trọng, là nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào. Vắt-phu không chỉ là điểm đến hấp dẫn của du khách về vẻ đẹp kỳ vĩ độc đáo kiến trúc công trình mà còn hấp dẫn bởi yếu tố tâm linh thần bí của vùng đất thiêng gắn liền với khát vọng cuộc sống bình yên của con người.


Lễ hội chùa đá Vắt-phu là hoạt động thường niên của tỉnh Chăm-pa-sắc nhằm tăng cường quảng bá và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với điểm du lịch Chùa đá Vắt-phu - Di sản văn hóa thế giới.


Hữu Bình

 

Các tin khác