Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 778

  • Tổng 1.474.249

Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số của Sở Ngoại vụ năm 2023

9:32, Thứ Tư, 27-9-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 22/11/2022, Sở Ngoại vụ đã ban hành Kế hoạch số 1164/KH-SNgV về thực hiện Chuyển đổi số năm 2023, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng, phát triển chính quyền số toàn diện, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của cơ quan lên môi trường số, bảo đảm an toàn thông tin.

- Chung tay phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% công chức, người lao động (trừ bảo vệ, lái xe) được trang bị máy vi tính hoạt động tốt;

- 100% công chức, người lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ của tỉnh trong công việc;

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước thực hiện bằng điện tử (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật).

- Trên 95% tỉ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, của Bộ Ngoại giao.

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được phổ biến và tích hợp lên Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Tỉ lệ người dân, tổ chức và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được đánh giá trên Cổng dịch vụ công đạt trên 90%.

- 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

- 100% tỉ lệ giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử.

- Tỉ lệ người dân, tổ chức và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được đánh giá trên Cổng dịch vụ công tỉnh đạt 100%.

- Cán bộ theo dõi công nghệ thông tin của Sở được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số.

- Xây dựng các chuyên mục về Chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của Sở để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chức, người lao động về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số.

2. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Thường xuyên rà soát, góp ý sửa đổi những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về chuyển đổi số.

- Tiếp tục triển khai, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.

3. Nhận thức số, thể chế số

Căn cứ hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông và điều kiện thực tế của cơ quan để ban hành Kế hoạch triển khai bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể bao gồm: Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 và Ngày chuyển đối số tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch hưởng ứng và phổ biến Tháng 10 - Tháng Tiêu dùng số.

Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ Chỉ đạo chuyển đổi số trong năm 2023.

4. Phát triển chính quyền số

a) Phát triển hạ tầng số và các hệ thống nền tảng

- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), hệ thống mạng, trang thiết bị họp trực tuyến đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu chuyển đổi số của Sở.

- Hoàn thiện hạ tầng CNTT đồng bộ với hạ tầng của các cơ quan chức năng liên quan và UBND tỉnh nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, vận hành ổn định, an toàn, an ninh của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

- Thường xuyên rà soát hiện trạng hệ thống mạng, thực hiện nâng cấp, sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp; thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng, đảm bảo tăng cường năng lực và tính sẵn sàng của các hệ thống CNTT ngành đối ngoại duy trì ổn định, an toàn.

b) Phát triển dữ liệu số ngành đối ngoại

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu người Việt Nam ở nước ngoài, ứng dụng phục vụ quản lý công tác đối ngoại, phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chức năng, tính năng Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Hệ thống quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (quản lý nhân sự); Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành; Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống quản lý công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ...

c) Bảo đảm an toàn thông tin

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong mọi thành phần của chuyển đổi số. Đầu tư các thiết bị, phần mềm, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn thông tin. Phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức về các mối nguy hại của mã độc và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và công chức, người lao động của cơ quan trong công tác phòng, chống mã độc. Công chức và người lao động thực hiện nghiêm túc việc thực hiện soạn thảo, in ấn tài liệu mật; không lưu trữ cơ sở dữ liệu, tài liệu có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật của nhà nước trên máy tính kết nối mạng internet.

d) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

- Đẩy mạnh công tác tự học tập, tuyên truyền, chủ động nâng cao nhận thức của CBCCVCLĐ các kiến thức về CNTT, ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của Sở; tạo điều kiện cho công chức, người lao động được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc; rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của Sở.

5. Phát triển xã hội số

- Phối hợp, tham gia tích cực các khóa học, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho công chức và người lao động; từng bước phát triển công dân số.

- Tham gia triển khai, phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh dùng chung trên địa bàn tỉnh như: phản ánh hiện trường, giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông, giám sát thông tin trên môi trường mạng, giám sát an toàn thông tin…; chú trọng việc kế thừa, phát triển và hoạt động kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu để bảo đảm đồng bộ và hiệu quả.

III. DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm Chuyển đổi số năm 2023 được ban hành kèm theo Kế hoạch này.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí từ ngân sách nhà nước giao.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; tổng hợp và tham mưu lãnh đạo Sở báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) kết quả thực hiện theo quy định.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ chuyển đổi số đến toàn thể công chức, người lao động của cơ quan nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.

- Chủ trì, phối hợp xây dựng các chính sách, cơ chế tài chính cho ứng dụng, phát triển CNTT chuyển đổi số.

2. Phòng Nghiệp vụ

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng chương trình chuyển đổi số của phòng mình phù hợp nội dung trong kế hoạch này.

- Phối hợp với Văn phòng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này; phổ biến Kế hoạch này đến toàn thể công chức, người lao động và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023

TT

Danh mục nhiệm vụ, dự án

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu người Việt Nam gốc Quảng Bình ở nước ngoài

Nâng cao hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài tại tỉnh Quảng Bình; thực hiện tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và công tác đối ngoại nói chung tại tỉnh Quảng bình, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sở Ngoại vụ

Không

Nguồn từ ngân sách tỉnh bố trí

2

Phát triển các nền tảng số (Facebook, Zalo, …) để thực hiện việc trao đổi thông tin trong thực hiện nhiệm vụ và về đối ngoại

Sở Ngoại vụ

Các cơ quan chức năng có liên quan

Nguồn từ ngân sách tỉnh bố trí

5

Triển khai một số nhiệm vụ khác chuyển đổi số trong ngành đối ngoại

Sở Ngoại vụ

Các cơ quan chức năng có liên quan

Nguồn từ ngân sách tỉnh bố trí

 

Nguyễn Nam