Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 5

  • Tổng 1.468.737

Giới thiệu Dự án Hợp tác khảo sát và rà phá bom chùm và các loại vật nổ khác tại tỉnh Quảng Bình

16:35, Thứ Ba, 14-7-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

          Được sự đồng ý của UBND tỉnh, sáng ngày 07/7/2020, Sở Ngoại vụ phối hợp với các tổ chức Mines Advisory Group (MAG - Anh), Norwegian People"s Aid (NPA - Na-uy), Peace Trees Vietnam (PTVN - Hoa Kỳ) tổ chức Hội thảo Giới thiệu Dự án hợp tác khảo sát và rà phá bom chùm và các loại vật nổ khác tại tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 6/2020-5/2022.

 

          Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội; Trung tâm Hành động Bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC); các sở, ngành, cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Quảng Bình; các tổ chức: MAG, NPA, PTVN.

 

Các đại biểu tham dự Hội thảo
 
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng cho biết Quảng Bình là một trong những địa phương của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Nếu chỉ với nỗ lực của riêng tỉnh Quảng Bình như những năm qua, phải mất hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nữa tỉnh Quảng Bình mới có thể làm sạch bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên toàn tỉnh. Chính vì vậy, sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính phủ các nước, cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài là hết sức quý báu và cần thiết nhằm giúp tỉnh Quảng Bình Bình sớm trở thành một “tỉnh an toàn”, không còn bị ảnh hưởng bởi bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của của 3 tổ chức MAG, PTVN, NPA và sự hỗ trợ về nguồn lực của Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Nhật Bản trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Bình.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo
 
Dự án Hợp tác khảo sát và rà phá bom chùm và các loại vật nổ khác tại tỉnh Quảng Bình (Dự án) bao gồm các tiểu dự án: Dự án “Dò tìm và xử lý bom mìn vật nổ” do tổ chức MAG thực hiện; dự án “Khảo sát dấu vết bom chùm (CMRS) tại tỉnh Quảng Bình”, dự án “Thiết lập và hỗ trợ Đơn vị cơ sở dữ liệu và điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Bình” do tổ chức NPA thực hiện; dự án “Dò tìm và xử lý bom mìn vật nổ tại tỉnh Quảng Bình” do tổ chức PTVN thực hiện. Ngân sách hoạt động cho Dự án giai đoạn 2020-2022 (24 tháng) do Văn phòng Tháo gỡ và Giải trừ vũ khí (WRA) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ với số tiền là 5,5 triệu USD; cùng với nguồn ngân sách do Đại sự quán Nhật Bản tài trợ cho dự án MAG tiếp tục hoạt động đến hết tháng 03/2021 và tiếp tục xem xét duy trì nguồn vốn cho những năm tiếp theo
.
Bà Helene Kuperman, Giám đốc Quốc gia tổ chức Mines Advisory Group (MAG) trình bày tại Hội thảo
 
Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo các tổ chức MAG, NPA, PTVN đã trình bày về các mục tiêu, mô hình, cách thức hoạt động của tổ chức mình tại Quảng Bình trong thời gian tới cũng như các kết quả dự kiến. Theo đó, kết quả kỳ vọng của Dự án với 27.540.000 m2 đất ô nhiễm bom chùm được khảo sát, 13.111.450 m2 đất được rà, 3.042 nhiệm vụ xử lý khẩn hoàn thành, 8.167 người hưởng lợi rà phá, 456 khóa giáo dục bom mìn được triển khai, 8.095 người hưởng lợi giáo dục bom mìn. Bên cạnh đó, Dự án được thực hiện sẽ giúp thiết lập, phát triển và triển khai hệ thống quản lý thông tin cơ sở dữ liệu và hệ thống điều phối cho hoạt động bom mìn cấp tỉnh, giúp củng cố hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ an toàn và phân tích các dữ liệu phục vụ các quy trình ra quyết định liên quan đến các hoạt động bom mìn của chính quyền cấp tỉnh và cấp quốc gia.
 
Ông Drew David Bazil, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
 
Bên lề Hội thảo, các tổ chức đã trình diễn các mô hình hoạt động khảo sát, xử lý điểm, rà phá; giới thiệu đội kĩ thuật, trang thiết bị; và giới thiệu các loại bom, mìn và vật liệu nổ được tìm thấy.
 
Một số hình ảnh bên lề Hội thảo:
 
 
 
 
Hương Giang HTQT

Các tin khác