Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 104

  • Tổng 1.522.596

Làm việc với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về cơ chế trao đổi, phối hợp và xử lý thông tin trong công tác rà phá bom mìn tại Quảng Bình

16:20, Thứ Sáu, 5-10-2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 03/10/2018, Sở Ngoại vụ tổ chức buổi làm việc về cơ chế trao đổi, phối hợp và xử lý thông tin trong công tác rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Bình. Tham dự buổi làm việc có đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ: Mines Advisory Group (MAG) Việt Nam, Golden West Humanitarian Foundation, Quỹ viện trợ nhân dân Na-uy (NPA).

 

 

Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thông tin về tình hình bom mìn tại tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Quảng Bình là một trong những địa phương của Việt Nam bị ô nhiêm bom mìn nặng nề sau chiến tranh với 159/159 số xã, phường với gần 30% diện tích của toàn tỉnh, tương đương hơn 200.000 hecta bị ô nhiễm bom mìn. Các loại bom mìn, vật nổ còn lại sau chiến tranh luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, sản xuất, đời sống của người dân và trật tự an toàn xã hội.


Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đặc biệt là các tổ chức như MAG Việt Nam, Peace Trees, Golden West,… Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ hơn 5% diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn của tỉnh được rà phá, diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn vẫn còn rất lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cuộc sống của người dân, vì vậy, tỉnh Quảng Bình vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Đặc biệt, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình mong muốn xây dựng, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và cơ chế phối hợp và chia sẻ, xử lý thông tin về bom mìn, nhằm hỗ trợ cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đạt kết quả tốt.


Đại diện các tổ chức cũng đã giới thiệu vắn tắt về tổ chức mình và hoạt động của tổ chức tại Việt Nam cũng như tại Quảng Bình trong thời gian qua; chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện các hoạt động trong công tác bom mìn. Các bên đã thảo luận về tình hình thu thập và xử lý dữ liệu về bom mìn tại Quảng Bình; đưa ra một số mô hình mẫu để tham khảo và những giải pháp về thiết lập cơ chế phối hợp, chia sẻ và xử lý thông tin trong công tác rà phá bom mìn tại Quảng Bình. Đại diện các tổ chức khẳng định thời gian tới sẽ tích cực hỗ trợ tỉnh Quảng Bình, sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh nói chung và xây dựng, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và cơ chế phối hợp và chia sẻ, xử lý thông tin về bom mìn nói riêng.

Ngọc Ánh

Các tin khác