Biên giới, biển đảo

 

 

  

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 2505

  • Tổng 1.475.977

Lễ tân ngoại giao và Lễ tân đối ngoại

16:47, Thứ Hai, 24-11-2014

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 
1. Khái niệm về lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại


- Lễ tân ngoại giao: là sự vận dụng tổng hợp những nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế, phù hợp luật pháp quốc gia của nước hữu quan, đồng thời phù hợp truyền thống và tập quán lịch thiệp quốc tế, cũng như đặc điểm văn hóa, tôn giáo của các dân tộc. Có những thói quen hình thành từ lâu, trở thành nề nếp trong sinh hoạt và giao tiếp quốc tế mà ngày nay lễ tân lễ tân ngoại giao bắt buộc phải tuân thủ, mặc dù không có quy dịnh trong bất cứ điểu ước quốc tế nào.
- Lễ tân đối ngoại: Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại cơ bản giống nhau về tính chất, vai trò và nguyên tắc ứng xử, chỉ khác nhau về cách vận dụng như thế nào cho phù hợp, tức là có thể linh động trong cách thể hiện nhưng nhất thiết phải chặt chẽ trong nguyên tắc.
- Đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của lễ tân ngoại giao hẹp hơn lễ tân đối ngoại. Lễ tân ngoại giao có quan hệ chủ yếu với các vị đứng dầu nhà nước và chính phủ, các bộ ngoại giao, các đại sứ quán và viên chức ngoài giao… Lễ tân Đối ngoại có quan hệ với vô số tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cơ quan đại diện kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, từ thiện nước ngoài, hàng triệu du khách nước ngoài thuộc đủ loại cộng đồng các dân tộc, các tôn giáo, các chính kiến, nghề nghiệp.


2. Vai trò của lễ tân ngoại giao


- Là bộ phận cấu thành của ngoại giao, lễ tân ngoại giao là công cụ chính quan trọng của hoạt động đối ngoại nói chung và ngoại giao nói riêng.
- Tất cả những ai tham gia hoạt động đối ngoại, từ vị lãnh đạo cấp cao ở trung ương đến các công chức ở địa phương đều phải thông qua và thực hiện một số biện pháp lễ tân. Các biện pháp lễ tân được vận dụng ra sao, ở cấp độ nào tuỳ thuộc vào trạng thái quan hệ giữa các bên hữu quan.
- Là một mảng trong bức tranh toàn cảnh về văn hoá của một dân tộc, lễ tân ngoại giao giới thiệu và chuyển tải những đặc trưng văn hoá của dân tộc với thế giới.
- Là phương tiện thực hiện và cụ thể hoá những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế sau đây:
* Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau;
* Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử;
* Nguyên tắc có đi có lại;
* Nguyên tắc kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc.
Bốn nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt từ khi chọn lựa quyết định đến khi triển khai các biện pháp lễ tân sao cho chủ quyền của các quốc gia tham dự được tôn trọng, để mỗi quốc gia hay người đại diện của quốc gia đó được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt đối xử trong mọi hoạt động quốc tế.


3. Các đặc điểm cơ bản của bốn nguyên tắc


a. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau: Tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau, tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục tập quán của nhau.
Những biểu tượng quốc gia gồm có:
- Quốc hiệu: tên gọi chính thức của một nước;
- Quốc kỳ: cờ tượng trưng của một nước;
- Quốc ca (nhạc và lời): bài hát chính thức của một nước, được hát trong các dịp trọng đại;
- Quốc thiều: nhạc của quốc ca;
- Quốc huy: huy hiệu tượng trưng cho một nước.
Các biểu tượng quốc gia mang tính chất thiêng liêng, là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng và chu đáo.
b. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử:
- Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi rõ trong Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.
- Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa. Cần khắc phục phân biệt đối xử về màu da, tôn giáo, tự cáo và tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài, nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.
c. Nguyên tắc có đi có lại: Nguyên tắc này là hệ quả logic của hai nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối xử như thế nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy.
d. Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc:
Theo Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23-8-1993, các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ quy định tại Pháp lệnh có nghĩa vụ:
- Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;
- Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào mục đích trái với chức năng chính thức của mình.